Công ty rút hầm cầu siêu tốc Minh Đức

Cấu tạo sàn nhà vệ sinh và cách thiết kế hợp phong thủy chi tiết nhất

Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ nội dung về cấu tạo sàn nhà vệ sinh và cách thiết kế hợp phong thủy. Hơn nữa, chúng tôi sẽ giới thiệu thông tin bổ ích để có thể giải đáp thắc mắc cho nghi vấn nên làm sàn nhà vệ sinh âm hay dương, hãy tham khảo ngay dưới đây nhé!

Cấu tạo của sàn nhà vệ sinh

Trước khi muốn thiết kế sàn nhà vệ sinh đáp ứng đầy đủ công năng, tính thẩm mỹ thì chúng ta cần phải nắm chắc những thông tin về cấu tạo của khu vực này. Dựa theo nguồn tư liệu của những kiến trúc sư chuyên nghiệp, cấu tạo sàn nhà vệ sinh có thể được chia làm hai loại chính, đó là cấu tạo sàn nhà vệ sinh toàn khối và cấu tạo sàn nhà vệ sinh lắp ghép.

Cấu tạo sàn nhà vệ sinh toàn khối

Cấu tạo sàn nhà vệ sinh toàn khối bao gồm bốn lớp chính dưới đây:

- Lớp áo sàn (mặt sàn): Lớp này được xây dựng thấp hơn so với nền nhà khoảng 5-10cm. Tính năng chính của nó là bảo vệ lớp tạo dốc và tăng tính thẩm mỹ. Lớp áo sàn nên sử dụng các nguyên vật liệu cách nước tốt như xi măng cát, gạch gốm men sứ, gạch xi măng. Trong số đó, loại được ưu tiên nhất là những loại gạch chống trơn trượt.

- Lớp tạo dốc: Đây là một bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo sàn nhà vệ sinh, nó giúp khu vực này không bị ứ đọng nước. Độ dốc sàn nhà vệ sinh lý tưởng là từ khoảng 1% đến 1.5% hướng về miệng thu nước. Chất liệu chủ yếu thường sẽ là bê tông cát, bê tông than xỉ, bê tông gạch vỡ nát.

Cấu tạo sàn nhà vệ sinh toàn khối

Cấu tạo sàn nhà vệ sinh toàn khối

- Lớp kết cấu chịu lực: Để lớp kết cấu chịu lực vững chắc, chúng ta cần phải đổ bê tông cốt thép mác 200, độ dày khoảng 80 – 100mm. Tại vị trí mặt sàn nhà vệ sinh phải tiếp giáp với tường và những đường ống kỹ thuật nên be cao khoảng 150 – 200mm. Chỗ sàn tiếp xúc với tường cũng như những đường ống kỹ thuật nên có be cao lên tới 15 ÷ 20cm, bốn hàng gạch chân tường từ mặt sàn lên cần xây bằng vữa xi măng cát, trên mặt tường bên trong phòng cũng cần phải ốp gạch men hay trát láng cao tối thiểu khoảng 1.2m để tránh nước ngấm qua tường khiến tường bị ẩm và ố bẩn. Bố trí dầm trong khu vực nhà vệ sinh cũng cần phải lưu ý kết hợp với tường ngăn.

- Lớp trần sàn nhà vệ sinh: Giúp làm sạch, đẹp và bảo vệ độ bền cho lớp kết cấu chịu lực. Với lớp cấu tạo sàn nhà vệ sinh này, chúng ta có thể sử dụng vữa xi măng mác 75, độ dày là 10mm. Bạn cũng có thể đổ bê tông cốt thép dày khoảng 40mm, cao 20mm cùng với lớp kết cấu chịu lực để giúp chống thấm lên tường, hay dùng các loại keo, sơn chống thấm để có thể ngăn nước rò rỉ xuống bên dưới.

Cấu tạo sàn nhà vệ sinh lắp ghép

Về cơ bản, cấu tạo của sàn nhà vệ sinh lắp ghép tương tự như với sàn nhà vệ sinh toàn khối. Điểm khác biệt ở đây chính là ở lớp kết cấu chịu lực, thay vì phải đổ bê tông cốt thép tại chỗ thì phương án này thường sử dụng tấm đan bê tông cốt thép hoặc panel hình chữ U, nhưng vẫn phải gia cố thêm một lớp bê tông cốt thép mác 200, dày khoảng 40mm để có khả năng chống thấm hiệu quả.

Cấu tạo sàn nhà vệ sinh lắp ghép

Cấu tạo sàn nhà vệ sinh lắp ghép

Để tránh nước thấm lên bề mặt tường, đảm bảo chống thấm ở vùng quá độ giữa sàn và tường thì cần phải đặc biệt lưu ý đến tính an toàn khi gia cố lưới thép ở chỗ giao tiếp của lớp chống thấm nằm ngang và thẳng đứng bằng cách dựa vào cấu tạo lớp xi măng  cát, lưới thép ăn sâu vào tường và vượt lên cao hẳn khỏi mặt sàn từ khoảng 15 ÷ 200cm.

Ngày nay, sàn vệ sinh lắp ghép không được sử dụng nhiều vì thi công xây dựng khá phức tạp và khó khăn, nếu như sử dụng panel hộp thì cần có độ chính xác cực kỳ cao, hơn thế nữa lại còn rất tốn chi phí. Vì vậy, bạn nên cân nhắc hoặc phải nhờ đến sự tư vấn hỗ trợ của các nhà thầu xây dựng uy tín nếu như lựa chọn cấu tạo sàn nhà vệ sinh lắp ghép.

Yêu cầu thiết kế sàn nhà vệ sinh

Để có thể thi công xây dựng sàn nhà vệ sinh thì chúng ta phải có những yêu cầu nhất định. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ càng những yêu cầu dưới đây nhé:

-  Nguyên vật liệu làm mặt sàn nhà vệ sinh phải bảo đảm không trơn trượt, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu an toàn và hiệu quả cao, điển hình như sàn gỗ công nghiệp chống trơn trượt, gạch men chống trơn, gạch sỏi,...nhưng vẫn bảo đảm tính thẩm mỹ cao.

- Bảo đảm hệ thống thoát nước tốt để không gặp phải tình trạng bị ứ đọng nước, luôn sạch sẽ, khô thoáng vì nhà vệ sinh là khu vực rất dễ bị ẩm mốc và phát sinh mùi hôi thối. Chính vì vậy, các lớp cấu tạo sàn nhà vệ sinh, nhất là mặt sàn phải có độ dốc nhất định, thích hợp.

Xem thêm: https://ruthamcau24.com/tong-hop-27-cach-xu-ly-mui-hoi-nha-ve-sinh-hieu-qua-nhat.html

- Mặt sàn nhà vệ sinh phải được thiết kế xây dựng thấp hơn so với mặt sàn nhà để không làm trào nước sang các không gian còn lại.

Yêu cầu thiết kế sàn nhà vệ sinh

Yêu cầu thiết kế sàn nhà vệ sinh

- Bảo đảm kết cấu chịu lực tốt với chất liệu vật liệu, bài trí dầm móng, cốt thép thích hợp và liên kết với các chất liệu chống thấm cực tốt.

- Bảo đảm chống thấm đạt hiệu quả cao nhất. Có thể sử dụng một lớp phụ gia chống thấm bên dưới bề mặt sàn.

Nên làm sàn nhà vệ sinh âm sàn hay dương sàn?

Để có thể đưa ra đáp án hoàn hảo nhất cho thắc mắc nên xây dựng sàn nhà vệ sinh âm sàn hay dương sàn, chúng ta cần phải nghiên cứu thật kỹ sàn âm nhà vệ sinh là gì, sàn dương nhà vệ sinh là gì và ưu nhược điểm của từng loại sàn trong thực tiễn.

Theo đó, trong thiết kế thi công xây dựng công trình nhà ở, sàn âm có nghĩa là mặt sàn thấp hơn mặt trên của đà. Dễ hiểu hơn thì thuật ngữ này chính là dùng để chỉ nền của khu vực nhà vệ sinh thấp hơn so với nền nhà.

Ngược lại, sàn dương có nghĩa là mặt sàn bằng mặt trên của đà. Vì vậy, khi thi công xây dựng hoàn chỉnh, nền của nhà vệ sinh thường sẽ bằng hoặc cao hơn so với nền của những phòng khác trong cùng một công trình.

Vậy có nên xây dựng thiết kế nhà vệ sinh âm sàn hay không? Trên thực tế, sàn âm dương của nhà vệ sinh có khả năng giấu được đường ống nước vào bên trong nền, đứng bên dưới không thể nhìn thấy ống mà chỉ có thể nhìn thấy mặt trần nên mang lại giá trị thẩm mỹ cao, dễ dàng tạo được độ dốc ống thoát một cách lý tưởng.

Nên làm sàn nhà vệ sinh âm sàn hay dương sàn?

Nên làm sàn nhà vệ sinh âm sàn hay dương sàn?

Khi dùng nước không bị trào từ nhà vệ sinh ra ngoài, không tạo ra tiếng ồn, ngoài ra đây cũng là một phương án thiết kế hợp phong thủy. Nhưng nhược điểm của nó chính là khá khó để thi công, hỏng hóc cũng khó sửa chữa.

Còn đối với sàn dương thì sao nhỉ? Ưu điểm nổi bật của phương án này đó là rất dễ để thi công, sửa chữa cũng khá dễ dàng. Tuy nhiên, vì phải bố trí đường ống ở trần dưới nên giá trị thẩm mỹ không được cao, bạn phải sử dụng thêm thạch cao để có thể che kín đường ống.

Khi dùng nước rất dễ bị tràn sang những khu vực khác và tạo ra tiếng ồn ào. Mặt khác, nhà vệ sinh là khu vực ẩm ướt, chứa khá nhiều âm khí, nếu như thiết kế cao hơn các khu vực còn lại thì sẽ gây hưởng đến sức khỏe và tài lộc của chủ nhà.

Như vậy, tùy vào các giá trị mà bạn muốn có được để tự đưa ra giải đáp lý tưởng nhất cho thắc mắc có nên thiết kế xây dựng sàn âm hay sàn dương. Còn theo chúng tôi, thiết kế nhà vệ sinh sàn âm sẽ tối ưu hơn.

Cách hóa giải nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà

Trong quá trình thực hiện thiết kế sàn nhà vệ sinh, bên cạnh việc bảo đảm tính thẩm mỹ, tiện nghi thì bạn cũng cần phải lưu ý đến yếu tố phong thủy. Bởi vì hiện tại hầu hết những phòng ngủ đều xây dựng nhà vệ sinh khép kín, nếu như quá trình thiết kế, thi công không đảm bảo yếu tố phong thủy thì sẽ tác động khá tiêu cực tới vận khí của chủ nhà.

Cách hóa giải nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà

Cách hóa giải nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà

Vì sao nền nhà vệ sinh nên thấp hơn nền nhà?

Về phương diện kỹ thuật, như đã nhắc ở trên, khi thiết kế cấu tạo sàn nhà vệ sinh thấp hơn so với nền nhà sẽ nâng cao tính thẩm mỹ bởi vì giấu được đường ống vào trong nền, không tạo ra tiếng ồn khi nước chảy, đồng thời tránh được tình trạng nước trào ra bên ngoài khi sử dụng hay sàn bị ứ đọng nước.

Xét về ý nghĩa phong thủy, nước phải ở bên dưới, còn phòng thì ở phía trên. Trong khi đó, nhà vệ sinh là nơi chứa các nguồn nước bẩn, khá nhiều âm khí nên càng phải thi công xây dựng thấp hơn so với nền nhà.

Trong trường hợp sàn nhà vệ sinh cao hơn so với nền nhà sẽ khiến cho các nguồn năng lượng tiêu cực phát tán khắp nơi, mọi ngóc ngách trong không gian sống, khiến cho gia chủ luôn gặp phải xui xẻo, tiền cửa bị hao tổn, tình cảm thì sứt mẻ. Vì thế, cần phải tìm mọi cách để có thể khắc phục được chúng.

Cách khắc phục lỗi nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà

Nếu như bạn là một người duy tâm và không may công trình của bạn có thiết kế sàn nhà vệ sinh cao hơn so với nền nhà thì cũng đừng quá bận tâm, lo lắng. Với các công trình nhà riêng và bài trí nhà vệ sinh ở dưới tầng trệt, bạn chỉ cần hạ sàn nhà vệ sinh là được.

Cách khắc phục lỗi nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà

Cách khắc phục lỗi nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà

Nhưng đối với những tòa nhà cao tầng, khu chung cư, việc hạ sàn nhà vệ sinh hay nâng sàn những khu vực còn lại trong căn nhà là điều không mấy khả thi. Chính vì vậy, bạn có thể khắc phục bằng cách như sau:

- Lắp đặt gờ chắn nước trước cửa nhà vệ sinh: Chiếc gờ chắn này nên lắp đặt cao tối thiểu 5cm so với nền nhà, lúc này, nước bẩn và xú khí xuất hiện từ nhà vệ sinh sẽ không thể chảy ra bên ngoài.

- Treo một chiếc gương bát quái: Vị trí lý tưởng chính là ở phía trên, bên ngoài cửa ra vào của nhà vệ sinh, khi treo cần phải cho nó nơi chếch xuống, bên trên nên lắp đặt một chiếc đèn màu vàng hắt vào phía gương.

Sau bài viết hôm nay, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ về cấu tạo sàn nhà vệ sinh và cách thiết kế hợp phong thủy. Nếu như có bất cứ vấn đề thắc mắc nào có thể để lại bình luận phía bên dưới để nhận được tư vấn hỗ trợ đến từ chúng tôi nhé!

Lưu ý: Hãy giữ mã giảm giá này khi sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi quý khách đưa mã giảm giá này cho nhân viên sẽ được giảm giá
Bấm vào đây nhận mã khuyến mãi để được giảm giá đơn hàng thông cống, rút hầm cầu